Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua hai từ “lạp xưởng” và biết đến món ăn này. Tuy nhiên ở phía Bắc nước ta lại gọi với cái tên “lạp sườn”. Nhiều người nghĩ rằng chỉ là tên gọi vùng miền khác nhau nhưng hai đều là một. Thật ra, đây là nhận định chưa đúng. Vậy lạp sườn và lạp xưởng khác nhau như thế nào?
Qua bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thể nhận ra; đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa lạp sườn và lạp xưởng.
Tại sao mọi người thường nhầm lẫn lạp xưởng và lạp sườn?
Ở miền Bắc, mọi người thường biết đến lạp sườn. Nhưng khái niệm”lạp sườn” vẫn còn khá xa lạ ở miền Nam. Chỉ một số ít người biết và phân biệt được. Giữa chúng có hai điểm chung: nguyên liệu chính và bề ngoài. Khiến nhiều người dễ nhầm lẫn.
Nguyên liệu chính của lạp sườn và lạp xưởng đều là thịt heo cả. Nhìn sơ qua từ bên ngoài đều rất giống. Chúng có hình dạng những thanh tròn, dài tầm 10 đến 15cm. Chính vì vậy ai cũng ngỡ rằng lạp sườn chính là lạp xưởng.
-
Lạp xưởng trứng muối nhà làmSản phẩm đang giảm giá200.000₫
-
Lạp xưởng tươi nhà làm chuẩn vịSản phẩm đang giảm giá180.000₫
Những điểm khác nhau giữa lạp sườn và lạp xưởng:
Nguồn gốc và phân bố:
Lạp sườn có nguồn gốc từ vùng phía Bắc nước ta gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn. Đây là đặc sản của dân tộc vùng núi xuất phát từ nhu cầu bảo quản thực phẩm. Người dân tộc Mông, Nùng, Thái muốn sử dụng thịt heo giết mổ được lâu dài hơn. Họ nghĩ ra cách làm khô thịt thay vì để thịt tươi sẽ mau bị oi. Chính vì vậy, món lạp sườn ra đời. Thịt heo được cắt nhỏ ra rồi nhồi vào ruột. Sau đó đem đi gác bếp. Gác bếp có nghĩa là phơi khô bằng hơi nóng của bếp lò khi nấu ăn tỏa ra.
Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cái tên lạp xưởng được lai hóa từ “lạp chong” theo tiếng Quảng Đông. Lạp xưởng được người Hoa du nhập vào nước ta và truyền lại qua nhiều thế hệ. Ngày nay, được người dân biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Lạp xưởng được xem là món đặc biệt dành cho mâm cơm ngày tết. Nổi tiếng nhất tại các tỉnh miền Tây như Long Anh, Sóc Trăng…
Về thành phần nguyên liệu:
Như mọi người đã biết ở trên, nguyên liệu chính vẫn là thịt heo. Vậy lạp sườn và lạp xưởng khác nhau nguyên liệu gì?
- Đối với lạp sườn: người dân tộc vùng Tây Bắc sẽ dùng các gia vị đặc trưng của miền núi. Chẳng hạn như mắc khén, hạt dồi, thảo quả, gừng núi… trộn vào thịt heo. Chính vì vậy lạp sườn mới có hương vị riêng và trở thành đặc sản miền Bắc.
- Đối với lạp xưởng: không thể thiếu gia vị từ rượu mai quế lộ. Hương vị trong khi ướp khác nhau chắc chắn sẽ khác nhau rất xa về sản phẩm về sau.
Cách chế biến:
Lạp sườn
- Vẫn gồm các bước làm lạp lạp xưởng thông thường. Khác nhau nguyên liệu ướp như đã nói phía trên. Tuy nhiên, lạp sườn sẽ được làm khô bằng cách hun khói gác bếp.
- Lạp sườn được đặt trên cao trong khu bếp lò. Hun liên tục trong vòng 12 đến 14 giờ cho lạp sườn ám thơm mùi khói. Nhiệt từ khói bếp sẽ làm lạp xưởng chín một phần.
- Khói bếp giúp tạo màu đỏ đen cho sản phẩm thêm thu hút. Khói giúp hơi nước bốc hơi và bổ sung hợp chất phenol vào sản phẩm.
- Cách làm khô này giúp tăng thời gian bảo quản. Ức chế vi sinh vật, ngăn chặn chất béo ôi. Không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào.
- Vỏ lạp sườn cũng được giữ nguyên bằng ruột heo; theo phương pháp truyền thống.
Lạp xưởng
- Khác nhau từ gia vị ướp đến cách làm khô cũng khác. Lạp xưởng được sấy khô công nghiệp hoặc phơi khô dưới nắng gắt.
- Vỏ lạp xưởng có thể được làm thủ công bằng ruột heo. Hoặc sản xuất quy mô công nghiệp dùng vỏ collagen để tạo thiện cảm cho người dùng.
- Mục đích vẫn là bóc hơi nước và bảo quản được lâu hơn. Dưới tác động của nhiệt độ, lap xưởng thành phẩm có màu đỏ tươi đặc trưng.
Lạp sườn và lạp xưởng khác nhau nhiều điểm. Một khi đã nắm rõ được bài viết trên thì dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên, món nào cũng là thơm ngon với vị riêng của nó. Xứng đáng là đặc sản hai miền đất nước.