Đối với thực phẩm khô có rất nhiều cách bảo quản khác nhau, cá chạch cũng vậy. Việc bảo quản khô cá chạch như thế nào? Để bảo quản được lâu mà vẫn giữ được hương vị ngon và không bị ẩm mốc. Đó vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người và đặc biệt là cá chị em phụ nữ nội trợ. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn về cách bảo quản khô cá chạch.
Cá chạch là gì?
- Cá chạch là cá sống ở vùng nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng thường tập trung nhiều ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp. Cá chạch có thân mập mạp, phần đầu nhọn, dài tầm một gang tay. Toàn thân chúng có lớp da rất trơn, nhớt.
- Cá chạch có 3 loại là: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Đây là một trong những đặc sản của vùng nước nổi ở miền Tây.
- Cá Chạch được người xưa quý như “nhân sâm dưới nước”. Đây là một loại cá có lượng mỡ thấp nhưng đạm nhiều. Thịt có vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, còn có nhiều công dụng bổ ích sức khỏe như bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, bồi bổ khí huyết. Thêm vào đó, còn giúp chống lão hóa, tráng dương, điều trị ra mồ hôi trộm, trĩ, tiểu tiện không thông. Cũng là một bài thuốc giải say rượu, chữa viêm gan mật, suy gan, vàng da, tụy, bệnh ngoài da, mẩn ngứa…
Cách làm khô cá chạch?
Để làm khô cá chạch trước tiên bạn nên chọn những con cá chạch tươi. Khi mua về, dùng rượu trắng tưới lên cá trong 5 phút. Dùng dao nạo cho bớt lớp nhớt, trơn bên ngoài con cá. Sau đó, rửa sạch cá lại với nước muối loãng, để khử mùi tanh của cá. Tiếp đến, đổ nước ngâm cá với muối hạt, ngâm trong vòng ba tiếng, rồi vớt cá ra, để ráo nước. Để cá chạch phơi phơi khô dưới nắng, đến khi cá khô lại là được.
Cách bảo quản khô cá chạch
Cách 1: Bảo quản khô cá chạch khi không có tủ lạnh
Khi bạn không có điều kiện hoặc trong môi trường không có tủ lạnh bạn nên bảo quản theo cách sau: Khi vừa mua cá khô về bạn nên đem ra nắng phơi lại thật khô. Nếu nhà bạn tự làm cá khô thì bạn cũng phải phơi cá thật khô dưới nắng. Sau đó đem cá khô bọc lại với nhiều lớp giấy báo, dùng bọc ni long bọc kín lại hoặc bỏ vào túi zip. Bạn có thể để ăn dùng. Lưu ý nếu muốn để lâu hơn, thì cứ cách 1 tuần bạn nên đem cá ra phơi qua nắng một để tránh bị ẩm mốc. Và tiếp tục bọc kỹ với giấy báo như ban đầu.
Cách 2: Áp dụng bảo quản khô cá khi có tủ lạnh
Nếu nhà bạn có tủ lạnh thì việc bảo quản sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Bạn cho phần cá khô vào túi zip hút chân không hoặc bao ni lông bọc thật kín. Sau đó cho trực tiếp vào ngăn đông (sẽ giúp để khá lâu từ 3-6 tháng). Hoặc bạn có thể để vào ngăn mát, bảo quản dưới một tháng.
Cách 3: Đem đi hút chân không
Nếu bạn có điều kiện tốt nhất hãy mua một mấy hút chân không mini về nhà tự dùng. Đem cá khô bỏ vào bịc và tiến hành hút chân không. Nhà bạn nếu không có máy hút chân không bạn có thể đem đến một số cửa hàng chuyên hút chân không. Lợi ích của việc hút chân không sẽ giúp bạn bảo quản tốt hơn và kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra còn hạn chế sự xâm nhập từ vi khuẩn, tránh nhiểm khuẩn, giúp cá giữ được chất lượng.
Để khô cá chạch được ngon hơn bạn nên chú ý cách bảo quản nhé. Bài viết hi vọng sẽ giúp ích cho bạn thêm nhiều điều mới mẻ, đặc biệt có thêm hiểu biết về cách thức mới trong việc bảo quản cá loại thực phẩm.
Pingback: túi zipper là gì (wiki) - hieuthem